Phạm vi và thuật ngữ Danh sách chi khủng long

Hiện không có danh sách chính thức nào về các chi khủng long. Gần nhất là Danh sách Các chi khủng long, được biên soạn bởi chuyên gia danh pháp sinh học George Olshevsky, công bố trực tuyến lần đầu vào năm 1995 và được cập nhật thường xuyên. Nguồn chung có thẩm quyền nhất trong lĩnh vực này là ấn bản thứ hai (2004) của The Dinosauria. Phần lớn các chi khủng long ở đây dựa trên danh sách Olshevsky (và do đó không có chú thích); tất cả các quyết định chủ quan khác (như đồng nghĩa thứ hoặc không phải là khủng long) được dựa trên The Dinosauria, trừ khi chúng xung đột với quan điểm chính thống. Những trường hợp khác này có chú thích riêng.

Các thuật ngữ kỹ thuật được sử dụng tại đây gồm:

  • Đồng nghĩa thứ: là một tên đặt cho một đơn vị phân loại đã được công bố và đặt tên trước đó. Nếu hai hay nhiều chi đã được phân loại chính thức và được đặt tên nhưng sau này lại gộp thành một chi, thì tên đầu tiên được công bố là đồng nghĩa sơ, tất cả các trường hợp khác là đồng nghĩa thứ. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt (xem Tyrannosaurus), đồng nghĩa thứ mới được sử dụng, tất cả các trường hợp khác, đồng nghĩa sơ chiếm vị trí ưu tiên, kể cả khi bị phản đối. Thường thì đồng nghĩa thứ mang tính cách cá nhân, trừ trường hợp 2 đồng nghĩa thứ cùng mô tả một chi.
  • Tên tiền hữu: là một tên được chính thức công bố, nhưng sau đó phát hiện ra (hoặc lầm rằng đã phát hiện ra) nó đã được sử dụng cho một đơn vị phân loại khác. Lần sử dụng thứ hai này là không hợp lệ (cũng như tất cả các lần tiếp theo) và tên của nó phải được thay thế bằng một tên khác (tên thay thế). Nếu như lầm, tên thay thế này thành tên thay thế không cần thiết, và tên tiền hữu được sử dụng. Còn nếu không thì tên thay thế được sử dụng.
  • Nomen nudum (tiếng Latinh có nghĩa "tên chưa có căn cứ"): là một tên đã xuất hiện trong in ấn nhưng vẫn chưa được công bố chính thức bởi các tiêu chuẩn của ICZN. Nomina nuda (số nhiều của nomen nudum) chưa được xem là hợp lệ, và do đó không được in nghiêng trong danh sách này như những tên chính thức. Nếu sau đó nó được công bố hợp lệ, không còn là nomen nudum, thì nó sẽ được in nghiêng. Thường thì tên chính thức sẽ không giống với bất kì nomina nuda nào.
  • Nomen manuscriptum (tiếng Latinh có nghĩa là "tên bản thảo"): là một tên xuất hiện trong bản thảo của xuất bản khoa học chính thức.
  • Nomen oblitum (tiếng Latinh có nghĩa là "tên bị quên lãng"): là một tên được đề xuất nhưng trong vòng hơn 50 năm qua không được sử dụng tới trong cộng đồng khoa học.